Saturday, December 31, 2011

My favourite 80s English songs (romantic)

Here are the some of the English songs in decade of 80s that I like most. They are romantic and ready to share people in love.

1. UNTIL YOU - Shayne Ward [best view in Youtube.com]

An emotional version
Lyrics
Baby life was good to me
But you just made it better
I love the way you stand by me
Throught any kind of weather
I don't wanna run away
Just wanna make your day
When you feel the world is on your shoulders
Don't wanna make it worse
Just wanna make us work
Baby tell me I will do whatever

[Chorus:]
It feels like nobody ever knew me until you knew me
Feels like nobody ever loved me until you loved me
Feels like nobody ever touched me until you touched me
Baby nobody, nobody, until you

Baby it just took one hit of you now I'm addicted
You never know what's missing
Till you get everything you need, yeah
I don't wanna run away
Just wanna make your day
When you feel the world is on your shoulders
Don't wanna make it worse
Just wanna make us work
Baby tell me, I'll do whatever

[Chorus:]
It feels like nobody ever knew me until you knew me
Feels like nobody ever loved me until you loved me
Feels like nobody ever touched me until you touched me
Baby, nobody, nobody until you

See it was enough to know
If I ever let you go
I would be no one
Cause I never thought I'd feel
All the things you made me feel
Wasn't looking for someone until you

[Chorus x2]

Nobody, nobody, until you

2. EVERY BEAT OF MY HEART - Rod Steward [best view in Youtube.com]
[Bonus Track] Every beat of my heart [Saxophone by Kenny G] (so wonderful) 



[Lyrics]
Every Beat Of My Heart lyrics
Through these misty eyes I see lonely skies
lonely road to Babylon.
Where's my family and my country?
Heaven knows where I belong.
Pack my bags tonight
Here's one Jacobite who must leave or surely die.
Put me on a train in the pouring rain
Say farewell but don't say good-bye.

Seagull carry me over land and sea
To my own folk that's where I wanna be.

Ev'ry beat of my heart tears me further apart
I'm lost and alone in the dark
I'm going home!

One more glass of wine just for auld lang syne:
And the girl I left behind.
How I miss her now in my darkest hour
and the way our arms entwine.
Seagull carry Ine over land and sea . . .
And we'll drink a toast to the blood of the red rose

Cheer a while the Emerald Isle.
And to the northern lights and the swirling pipes
How they make a grown man cry.

Seagull carry me over land and sea . . .
Ev'ry beat of my heart tears me further apart
I'm lost and I'm alone in the dark
I'm going home! I'm going home!


3. MANDY - Westlife
[Lyrics]
I remember all my life
Raining down as cold as ice
A shadow of a man
A face through a window
Crying in the night
The night goes into

Morning, just another day
Happy people pass my way
Looking in their eyes
I see a memory
I never realized 
How happy you made me, oh Mandy

Well you came and you gave without taking
And I sent you away, oh Mandy
And you kissed me and stopped me from shaking
And I need you today, oh Mandy

I'm standing on the edge of time
Walked away when love was mine
Caught up in a world of uphill climbing
The tears are in my eyes 
And nothing is rhyming, oh Mandy

Well you came and you gave without taking
And I sent you away, oh Mandy
And you kissed me and stopped me from shaking
And I need you today, oh Mandy

Yesterday's a dream
Now I face the morning
Crying on the breeze
The pain is calling, oh Mandy

Well you came and you gave without taking
And I sent you away, oh Mandy
And you kissed me and stopped me from shaking
And I need you today, oh Mandy

Well you came and you gave without taking
And I sent you away, oh Mandy
And you kissed me and stopped me from shaking
And I need you today, oh Mandy


4. NO PROMISES - Shayne Ward
[Lyrics]


No Promises

Hey baby, when we are together, doing things that we love.
Every time you're near I feel like I’m in heaven, feeling high
I don’t want to let go, girl.
I just need you to know girl.

I don’t wanna run away, baby you’re the one I need tonight,
No promises.
Baby, now I need to hold you tight, I just wanna die in your arms

Here tonight

Hey baby, when we are together, doing things that we love.
Everytime you're near I feel like I’m in heaven, feeling high
I don’t want to let go, girl.
I just need you to know girl.

I don’t wanna run away, baby you’re the one I need tonight,
No promises.
Baby, now I need to hold you tight, I just wanna die in your arms
I don’t want to run away, I want to stay forever, through Time and Time..
No promises

I don’t wanna run away, I don’t wanna be alone
No Promises
Baby, now I need to hold you tight, now and forever my love

No promises

I don’t wanna run away, baby you’re the one I need tonight,
No promises.
Baby, now I need to hold you tight, I just wanna die in your arms

I don’t wanna run away, baby you’re the one I need tonight,
No promises.
Baby, now I need to hold you tight, I just wanna die in your arms
Here tonight.


5. YOU RAISE ME UP - Westlife
[Lyrics]
You raise me up
When I am down and, oh my soul, so weary;

When troubles come and my heart burdened be;

Then, I am still and wait here in the silence,

Until you come and sit awhile with me.


You raise me up, so I can stand on mountains;
You raise me up, to walk on stormy seas;
I am strong, when I am on your shoulders;
You raise me up... To more than I can be.

[Instrumental break]

You raise me up, so I can stand on mountains;
You raise me up, to walk on stormy seas;
I am strong, when I am on your shoulders;
You raise me up... To more than I can be.

You raise me up, so I can stand on mountains;
You raise me up, to walk on stormy seas;
I am strong, when I am on your shoulders;
You raise me up... To more than I can be.

You raise me up, so I can stand on mountains;
You raise me up, to walk on stormy seas;
I am strong, when I am on your shoulders;
You raise me up... To more than I can be.

You raise me up... To more than I can be.
(to be continued, updated soon...)

Thursday, December 29, 2011

"Rắc rối" trong ngôn ngữ

Một cuộc đối thoại giữa hai nhà trí thức Việt Nam và Mỹ, đều có những am hiểu rất sâu sắc về ngôn ngữ của mình. Câu chuyện của họ sau đây giúp chúng ta học được thêm rất nhiều điều về ngôn ngữ thứ hai mà chúng ta đang được học ở các trường phổ thông và đại học cũng như tiếng Việt - ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta. Một rắc rối ngôn ngữ đáng để chúng ta học tập.


Tôi tình cờ quen một anh bạn Mỹ, người Mỹ chính cống, mắt xanh mũi lõ, tên Johnson William, quê ở bang Ohio của xứ Cờ Hoa.

Johnson đã hơn 16 năm sinh sống ở Việt Nam, nghiên cứu về dân tộc học Đông Nam Á, nói tiếng Việt thông thạo, phát âm theo giọng Hà Nội khá rõ, hắn học tiếng ở Đại học ngoại ngữ Hà Nội rồi làm Master of Art về văn hóa xã hội Việt Nam ở Đại học khoa học tự nhiên Sài Gòn, rành lịch sử Việt Nam, thuộc nhiều câu thơ lục bát trong Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu.

Y ăn mặc xuyền xoàng, cái đầu rối bù, chân mang một đôi giày bata cũ mèm, lưng quảy một ba lô lếch thếch, sẵn sàng ăn uống nhồm nhoàm ngoài vỉa hè. Johnson có thể quanh năm suốt tháng ăn cơm với chuối thay cho bánh mì và pho-mát, xịt nước tương vào chén rồi cứ thế mà khua đũa lùa cơm vào miệng.

Đối với Johnson, thịt rùa, rắn, ếch, nhái, chuột đồng,… hắn xơi ngon lành. Bún riêu là món khoái khẩu của Johnson, hắn còn biết thèm hột vịt lộn ăn với rau răm chấm muối tiêu chanh. Ai có mời đi chén thịt cầy với mắm tôm, Johnson chẳng ngần ngại mà còn biết vỗ đùi đánh cái đét khen rượu đế mà nhắm với thịt chó ngon “thần sầu quỉ khốc”!!!

Chẳng biết Johnson khéo tán tỉnh thế nào (hoặc bị tán) mà vớ được một cô bé Hà thành tóc “đờ-mi gác-xông”, sinh viên ngành văn chương hẳn hoi. Ngày cưới, Johnson vận áo dài khăn đống, dâng trầu cau và quì lạy bàn thờ tổ tiên nhà gái thành thạo làm đám thanh niên, thiếu nữ, cả lũ con nít và mấy ông cụ ông, cụ bà trong làng suýt xoa, kinh ngạc, xúm đen xúm đỏ coi muốn sập nhà.

Chúng tôi gặp nhau trên chuyến xe lửa từ Nha Trang ra Huế. Tôi về thăm quê, còn Johnson thì sau mấy tháng nghiên cứu phong tục Tây Nguyên xuống Nha Trang rồi tiếp đi dự Festival Huế.
Đường dài, tàu chạy dằn xóc, chung quanh ồn ào, lao nhao chẳng ai ngủ được, Johnson rủ tôi xuống toa ăn uống, kêu mỗi người một ly cà phê đen, một bình trà nóng rồi trao đổi đủ thứ chuyện trên đời.
Tôi cũng khá thán phục sự hiểu biết và thành thạo văn hóa Việt Nam của Johnson khi nghe hắn thỉnh thoảng chêm vô câu chuyện mấy câu ca dao, thành ngữ tiếng Việt.

Thật thú vị khi nói chuyện với một người Mỹ bằng tiếng Việt về đề tài ngôn ngữ Việt Nam (dễ chịu hơn nhiều khi khi nó chuyện với một người Mỹ bằng… tiếng Anh).

Vậy mà Johnson vẫn lắc đầu than:

- Tiếng Việt của mấy ông rắc rối quá! Tôi học đã lâu mà vẫn còn lúng túng, nhiều lúc viết sai, nói sai lung tung cả lên. Này nhé, từ xưng hô, ăn uống, giao tiếp, … thật lắm từ khác nhau chẳng đơn giản như tiếng Mỹ của tớ, chỉ một từ you là để nói với tất cả người đối thoại, tiếng Việt thì phân biệt ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, ngài, mày, thầy, thằng,… rành mạch.

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Tiếng Mỹ thì dùng một chữ black để chỉ tất cả những vật gì, con gì có màu đen trong khi đó tiếng Việt thì khác, ngựa đen thì gọi là ngựa ô, chó đen thì kêu là chó mực, mèo đen thì gọi là mèo mun, gà đen thì là gà quạ, bò đen là bò hóng, mực đen là mực tàu, tóc đen thì hóa thành tóc nhung hoặc tóc huyền.
Đã là màu đen rồi mà người Việt còn nhấn mạnh thêm mức độ đen như đen thủi, đen thui, rồi đen tuyền, đen thắm, tím đen, đen ngắt, đen bóng, đen sì, đen đủi, đen thẳm, đen óng, đen thùi lùi, đen kịt, đen dòn…
Còn để chỉ màu ít đen hơn thì người Việt dùng chữ đen hai lần: đen đen. Kiểu này khác với các nước, khi muốn nhấn mạnh điều gì, người ta lặp lại từ đó hai lần, tiếng Việt lặp lại hai lần lại làm giảm mức độ của từ. Ngon ngon có nghĩa là chưa ngon lắm…

Tôi cười cười:

- Thì tiếng Mỹ của ông nhiều lúc cũng rắc rối kia mà. Này nhé, người Việt nói: “Hôm qua, tôi đi tiệm” thì người Mỹ lại nói “Yesterday, I went to the shop”. Tiếng Anh, đi là go, nhưng đã đi (quá khứ) thì phải viết là went.
Bản thân chữ hôm qua (yesterday) đã là quá khứ rồi thì ai cũng biết đâu cần phải đổi go thành went chi cho rối mấy người học Anh văn?

Nội chuyện học thuộc lòng 154 động từ bất qui tắt của mấy ông cũng đủ làm nhiều người trên thế giới phải thi rớt lên rớt xuống.

Người Việt nói hai con chó mà chẳng cần thêm s hoặc es thành hai con chó “sờ” (two dogs) như tiếng Mỹ.
Một đứa con nít thì nói là one child là được rồi, vậy mà thêm một đứa nữa thì bắt đầu rối, chẳng phải là two childs mà thành two children.

Một con ngỗng là one goose, hai con ngỗng thì thành two geese. Vậy mà viết một con cừu là one sheep nhưng hai con cừu thì cũng là two sheep, chẳng chịu đổi gì cả?!.
Johnson vẫn không chịu thua:

- Văn phạm của xứ ông cũng rắc rối bỏ xừ! Xem nè, thắng và thua là hai chữ phản nghĩa chứ gì? Thua và bại là hai chữ đồng nghĩa, đúng không? Vậy mà, hai câu nói: “Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán” đồng nghĩa với câu “Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán”? Không thể viết là “Ngô Quyền đánh thua quân Nam Hán”!!! Phải không nào?

Rồi còn, “áo ấm” tương đương với “áo lạnh”, “nín thinh” giống như “làm thinh” trong khi ấm và lạnh phản nghĩa nhau, nín và làm cũng là những động từ đối nhau.

Đến nhà ai, phải phân biệt “Kính thăm” và “Kính viếng”, thăm một người khi người đó còn sống, còn viếng ai thì người đó đã … qua đời!

Rồi ba hồi mấy ông dùng tiếng Hán như Quốc gia rồi đổi thành tiếng Nôm ra Nhà nước, trực thăng (có thể không cần chữ máy bay phía trước) thành máy bay lên thẳng (phải có chữ máy bay phía trước), Thủy quân lục chiến thì đổi là lính thủy đánh bộ, sao không gọi luôn là lính nước đánh đất??? Lễ động thổ thì không thể sửa lại là lễ động đất mặc dầu là thổ là đất?

Tôi tiếp tục “ăn miếng trả miếng”:

- Tiếng Mỹ cũng đâu có tránh khỏi. See và look cũng đều là động từ để cùng chỉ hành động xem, nhìn, ngắm, dòm nhưng oversee (quan sát, trông nom) lại ngược nghĩa overlook (bỏ sót, không nhìn thấy).

Wise man là người thông thái, uyên bác, vậy mà thay chữ man (đàn ông) thành woman (đàn bà) thì chữ wise woman thành bà phù thủy, bà đỡ, bà lang, bà thầy bói, bà đồng bóng!!!

Rồi chữ man và guy (anh chàng, gã) gần gần như nhau thì chữ wise guy thành một kẻ hợm hĩnh, khoác lác. Sao lại “park on driveways” (đậu xe trên đường nội bộ) nhưng “drive on parkways” (lái xe trên xa lộ)?
Johnson ôm bụng cười:

- Tên món ăn Việt Nam cũng lạ, miền Nam có bánh da lợn, tưởng làm bằng thịt lợn nhưng thực chất là bằng bột, có lẽ giống như các lớp da lợn, nhưng sao không gọi là bánh da heo theo từ miền Nam mà gọi theo chữ lợn miền Bắc?

Bánh bò cũng chắng có miếng thịt bò nào. Bánh tiêu thì không rắc tiêu mà lại rắc mè. Gọi rau má mà chẳng liên quan đến má hay mẹ gì cả. Bánh tét mà gói thật chặt, chẳng thể nào tét được. Bánh dày thì lại mỏng hơn bánh chưng.

Bánh chưng thì phải nấu thật lâu mới chín chứ không phải dùng cách chưng hơi hay chưng hấp. Nước lèo trong nồi hủ tiếu thì chẳng phải theo kiểu nước Lào (hay Lèo).

Trái sầu riêng thì ăn vô chẳng thấy sầu riêng hay sầu chung chi cả. Bưởi Năm Roi rất tuyệt nhưng sao đúng là năm roi? Trái vú sữa, cây dái ngựa thì thật là tượng hình.

Hi hi … Ngôn từ bây giờ cũng thế, cò đất, cò nhà,… thì chẳng dính dáng gì đến “con cò, cò bay lả, lả bay la …” cả.

Tôi cũng chẳng vừa:

- Thế cái món hot dog của mấy ông có liên quan gì đến con chó không? Món bánh mì kẹp thịt bò băm Hamburger của Mc Donald thì đâu có thịt heo (ham).

Trái thơm, trái khóm “pineapple” thì chẳng có gì liên quan đến pine (cây thông) và apple (trái táo) cả?
Vào phòng thí nghiệm sinh học, ông giáo sư bảo bắt một con “Guinea pig”, nghe qua tưởng đâu là con heo xứ Guinea (một quốc gia ở Tây Phi Châu, giáp với Senegal, Mali, Liberia, Sierra Leone và biển Bắc Đại Tây dương) nhưng ngờ đâu là một giống chuột tên là Guinea (ở Guinea không có giống chuột này!).


Đáng lý chữ football (bóng đá) thì phải viết là legball chứ, bởi vì người ta đá banh bằng cả cái chân (leg) chứ đâu chỉ cái ống quyển foot từ dưới đầu gối đến trên bàn chân?

Mới đây, khi dân Pháp không chịu ủng hộ Mỹ trong vụ chiến tranh Iraq thế là mấy dân biểu Mỹ giận đòi đổi tên món khoai tây chiên French fries bằng chữ American fries thì mấy ông Tây lại ôm bụng cười chế diễu rằng món French fries không phải xuất xứ từ Pháp mà từ… Mỹ và là món ăn của dân Mỹ.

Có lẽ mấy ông Mỹ tiền bối xưa, khi làm món này đặt tên là khoai tây chiên Pháp cho nó có vẻ… ngoại cho sang, giống như bây giờ một số quán ăn Việt Nam có thực đơn lẩu Thái, bún Indonesia, bánh bao Mã Lai, cá chiên viên Singapore, hủ tiếu Nam Vang,… mặc dầu nguyên liệu và cách nấu gần như 100% của Việt Nam???

Johnson gật gù:

- Ừ, cũng đúng. Nhưng lúc đầu học tiếng Việt, tôi thấy khó quá, đã lấy 24 chữ cái A, B, C của vần La tinh rồi mà bày ra thêm a, â, ă, u, ư, ơ, d, đ,… nữa. Lại thêm kèm 5 dấu sắc (””””), huyền (`), hỏi (?), ngã (~), nặng (.) và không dấu ( ) nữa. Như le, lé, lè, lẹ, lẻ, lẽ, mỗi chữ mang một nghĩa khác nhau. Rồi phải học cách bỏ dấu ở đâu trong từ cho chính xác nữa chứ. Hòa hay là hoà. Li hay là ly? Có câu thơ về dấu này cũng hay:



Chị Huyền mang nặng ngã đau,
Sao không sắc thuốc, hỏi sao cho lành?!

Trong ngôn ngữ Việt Nam, tôi thấy nhiều chữ ghép với chữ ăn mặc dầu nó chẳng ăn nhập đến chuyện bỏ thực phẩm vào miệng, nhai và nuốt xuống gì cả. Nói ăn nhậu, ăn tiệc, ăn mừng, ăn cưới, ăn giỗ,… thì có lý nhưng sao lại ăn nằm, ăn hút, ăn tiền, ăn lương, ăn cắp, ăn mày, ăn chặn, ăn quỵt, ăn diện, ăn đòn, ăn công, ăn năn, ăn hiếp, ăn khách, ăn ảnh,…

Tôi bật cười chận ngang khi Johnson tiếp tục ghép chữ với từ ăn:

- Thì như tiếng Mỹ của ông vậy thôi. Chữ to get khó dịch gì ra hồn cả. Tôi cũng có nghĩ là khi mình chưa tìm ra động từ nào thích hợp thì dùng tạm luôn chữ to get! Khi quân đội Mỹ bắt sống được Saddam Hussein ở Iraq thì tuyên bố “We got him!”, sao không dùng động từ to catch, to caught, to force, to find, to capture, to pick up, …cho rõ nghĩa? Rồi động từ to get đi kèm các giới từ in, into, on, out, up, at-able,… thành một loạt động từ mới. Các động từ to take, to put, to be,… cũng vậy.

Johnson chuyển qua phần khác:

- Chuyện mạo từ tiếng Việt cũng làm rắc rối người nước ngoài. Người Việt nói cái bàn, cái nhà, cái gường, cái nón,… nhưng không thể nói cái chó, cái mèo mà phải là con chó, con mèo, con người,…. Đồ vật là cái, động vật là con. Bây giờ nhiều cô cậu thanh niên Hà Nội thay vì nói cái xe Honda Dream thì lại dùng từ con Đờ-rim, rồi tiếp là con Su (Suzuki), con A còng (@), con Tô (Toyota), con Mẹc (Mercedes),… Vợ chồng tôi có chuyện vui thế này:

Tôi quen vợ tôi, một phần vì yêu các cô gái Việt Nam, một phần cũng để trau dồi thêm tiếng Việt. Một hôm, chúng tôi ra hồ Gươm dạo chơi, tôi khen: “Con hồ này đẹp quá!”. Vợ tôi “chỉnh” liền: “Không, anh phải nói là cái hồ này đẹp quá!”.

Vậy mà đi ngang sông Tô Lịch thấy nước đen ngòm, tôi nói: “Cái sông này bẩn quá!” thì vợ tôi “sửa” ngay: “Ậy, anh phải nói là con sông này bẩn quá chứ không nói là cái sông!”. Tôi la lên: “Ồ, sao lại thế, khi là cái, khi là con, làm sao phân biệt?”.

Vợ tôi ôn tồn giải thích: “Cái gì động đậy, nhúc nhích thì gọi là con, như con sông có nước chảy, còn cái gì nằm im như cái hồ nuớc tĩnh mịch thì phải là cái hồ. Con chó, con mèo nó chạy được nên phải là con. Cái nhà, cái bàn, cái cột đèn đâu có di chuyển được nên phải là cái. Rõ chửa?”.

Lúc đó, tôi phá lên cười vì phát hiện một điều vô cùng thú vị: “À, anh hiểu rồi! Tiếng Việt thật hay. Hèn gì cái … cái của anh nó nhúc nhích lên xuống nên phải gọi là con …, còn của … em, nó nằm im một chỗ nên phải gọi là cái, cái… Ha ha …”. 

Hôm ấy, tôi bị mấy cái nhéo đau điếng, nhưng bù lại, có được một đêm hạnh phúc.

Tôi thấy tức cười vô cùng với anh bạn Mỹ này:

- Tôi cũng có chuyện hiểu lầm trong phát âm tiếng Mỹ như thế này. Trong một bữa tiệc với các sinh viên quốc tế, tôi nhận phần phục vụ nước uống.

Gặp bà giáo người Mỹ đã đứng tuổi, tôi đến chào và lịch sự nói theo kiểu cách của người Việt: “Good evening, Madam. May I have a honour to serve you? Do you like my Coke?” (Chào bà, Tôi có thể hân hạnh phục vụ quí bà. Bà có muốn món Coke (Coca Cola)?).



Bà này trợn mắt nhìn tôi, ra vẻ ngạc nhiên, rồi lắc đầu bỏ đi. Tôi băn khoăn chẳng hiểu chuyện gì? Hôm sau, tôi đánh bạo đến hỏi bà: “I am sorry, yesterday I have found your strange look when hearing my invitation. Was there a wrong?” (Xin lỗi, hôm qua tôi thấy bà nhìn tôi kỳ lạ khi nghe lời mời của tôi. Có điều gì không ổn vậy?).

Bà giáo mỉm cười độ lượng: “Yes, I had misunderstood yours. Today, I just find out that your pronunciation is not correct. You said “Coke” not sound like “Coke” but “Cock”. Cock is a male chicken but it also has a dirty meaning else. You should be careful when saying this word to a lady”.

(Vâng, tôi đã hiểu lầm anh. Hôm nay, tôi mới hiểu ra là anh phát âm không đúng. Anh nói chữ “Coke” mà không giống “Coke” mà thành “Cock”. Cock là con gà trống nhưng nó cũng có một nghĩa khác xấu. Anh phải cẩn thận khi nói từ này với một phụ nữ).

Johnson “gỡ gạc”:

- Hi hi… Anh bạn người Việt dẫn tôi đến thăm nhà, đến trước ngôi nhà của mình anh nói: “Đây là nhà tôi, mời ông vào chơi”, gặp vợ anh ta ra đón trước cửa, anh ta lại giới thiệu: “Đây là nhà tôi, mời ông vào chơi”.

Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng không hỏi và bước vào nhà, nhà anh ta thật đẹp (vợ anh ta cũng vậy!). Tôi lịch sự muốn khen chủ nhà và nói: “Nhà anh và nhà anh thật đẹp”. Hai vợ chồng nhìn nhau cười.

Vì đi lâu ngoài đường, lại không có WC công cộng, nên tôi hỏi anh chủ nhà “Xin ông cho tôi vào cái chỗ đi toilet của nhà ông được không?” Hi hi … lúc đó tôi không nghĩ đến cái sự buồn cười của câu này, hôm sau nghĩ lại tôi mới thấy. Lúc ấy, vợ người bạn lại nguýt tôi: “Rõ khéo, cái nhà anh này hay nhỉ?”. Ủa, nhà tôi ở đâu đây vậy?

Tôi cười to kể tiếp:

- Lần đầu tiên sang Châu Âu cách đây 10 năm, tôi quen một cô sinh viên Hà Lan. Chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Cô rủ tôi ra bãi biển nằm phơi nắng và nói chuyện. Hôm đó, tôi chẳng đem theo cái gì để trải xuống bãi cát để nằm cả.

Nói với cô này, thì cô mỉm cười: “Oh, never mind. You can lie down at my top” (Ồ, không sao. Anh có thể nằm trên cái top của tôi).

Tiếng Anh của tôi cũng chẳng giỏi gì nên chẳng hiểu là nằm trên top là nằm ở đâu? Tôi chỉ biết top có nghĩa là đỉnh, là ở trên. Vậy nằm ở trên là nằm đâu? Nằm trên đầu thì chắc là không đúng rồi, ai lại nằm trên đầu mà nói chuyện với phụ nữ. Chẳng lẽ nằm trên… mình cô này?

Hồi lúc trước đi Tây, tôi nghe nhiều thằng bạn nháy mắt kháo nhau rằng, phụ nữ Tây nó… Tây lắm, thích thì sẵn sàng… chiều! “Tình cho không biếu không” mà. Vậy là… lẽ nào??? Tới nơi, tôi mới bật cười và thấy mắc cỡ trong lòng khi thấy cô này cởi áo khoác ra, trải dưới bãi cát và chỉ tôi nằm trên đó.
Tối đó, về đến nhà, tôi lặng lẽ lật từ điển Anh – Việt ra xem, mới biết thêm là top còn có nghĩa là cái áo khoác ngoài của phụ nữ. Trời ơi!

Johnson vỗ vai tôi:

- Chút xíu nữa bạn là … hố to rồi. Ha ha … Năm ngoái, tôi có đến thăm miệt vườn Nam bộ, tôi có nghe một câu thế này mà lúc đó chẳng thế nào hiểu được: “Hôm qua, qua nói qua qua mà qua hổng qua. Hôm nay, qua hổng nói qua mà qua lại qua”…

Câu chuyện của chúng tôi còn dài. Chia tay với Johnson ở ga Huế. Lững thững dọc theo con đường về chợ Đông Ba, trong đầu còn vương vấn câu chuyện rắc rối tiếng Việt với Johnson, ông già chạy xích lô lẽo đẽo theo sau:

- “Ôn nớ, ôn đi về mô khôn hè?”

Tôi gật đầu, bước lên chiếc xe cũ rích, buộc miệng:

- Có tiệm sách nào gần đây nhất, bác? Tôi muốn mua một quyển Tự điển Tiếng Việt.
Tôi bất chợt nhớ ra rằng, trong tủ sách gia đình của tôi, có đủ loại tự điển các nước, nhưng chưa hề có một quyển Tự điển Tiếng Việt nào.


Lê Anh Tuấn
Giảng viên Đại học Cần Thơ

Sunday, November 27, 2011

Cách nói "xin lỗi" trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, chúng ta làm sai một điều gì đó hoặc khi chúng ta muốn làm gián đoạn ai đó, hay biểu lộ cảm xúc khi một việc buồn đã xảy ra với ai đó hoặc yêu cầu ai đó lập lại điều gì. Ta đều nói “xin lỗi” 
Nói xin lỗi khi làm sai một việc gì đó:
Thân mật
Ex: I'm sorry I'm late. 
I'm so sorry I forgot your birthday.

Trang trọng
Ex: 
- I beg your pardon madam, I didn't see you were waiting to be served.
Tôi xin lỗi bà, tôi đã không nhìn thấy bà đang chờ được phục vụ.
- I'm awfully sorry but those tickets are sold out now.
Tôi thành thật xin lỗi nhưng những vé đó đã được bán hết rồi.
- I must apologise for my children's rude behaviour.
Tôi phải xin lỗi về hành vi vô lễ của các con tôi.

Nói xin lỗi - đưa ra lý do:
- Thông thường khi xin lỗi, chúng ta đưa ra lý do cho hành vi của mình:
Ex: I'm sorry I'm late but my alarm clock didn't go off this morning. 
Tôi xin lỗi đã đến trễ vì đồng hồ báo thức của tôi không reng vào buổi sáng này.
- I'm so sorry there's nothing here you can eat, I didn't realise you were a vegetarian.
Tôi thật xin lỗi không có gì bạn có thể ăn được. Tôi không biết là bạn là người ăn chay.

Nói xin lỗi - vì ngắt ngang ai đó: 
Ex: 
Excuse me, can you tell me where the Post Office is please?
Xin lỗi, ông có thể chỉ cho tôi Bưu điện ở đâu không?
I'm sorry but can I get through?
Tôi xin lỗi nhưng tôi có thể đi qua được không?

Nói xin lỗi - khi việc buồn xảy ra với ai đó:
Ex: 
- I'm sorry to hear you've not been feeling well.
Tôi thật buồn khi nghe bạn không được khỏe.
- I heard you failed your driving test. I'm really sorry but I'm sure you'll pass next time.
Tôi nghe nói bạn đã trượt kỳ thi lái xe. Tôi chia buồn nhưng tôi chắc bạn sẽ đậu vào lần sau.

Nói xin lỗi - yêu cầu ai đó lập lại việc gì:
Ex:
- Excuse me?
Xin lỗi?
Excuse me, what did you say?
Xin lỗi, bạn đã nói gì?
I'm sorry?
Xin lỗi?
I'm sorry, can you say that again?
Xin lỗi, bạn có thể lập lại không?
Pardon?
Xin lỗi?

Chấp nhận lời xin lỗi
Để chấp nhận lời xin lỗi, chúng ta có thể nói cám ơn hoặc cố gắng làm cho người đối phương dễ chịu bằng cách nào đó.


Ex: I'm so sorry I forgot your birthday.
Anh thật xin lỗi đã quên ngày sinh nhật của em!
- Oh don't worry, there's always next year! 
Ồ không sao, mình chờ năm sau!
- I'm sorry to hear you've not been feeling well.
Tôi thật buồn khi nghe bạn không được khỏe.
- Thanks. I think I've just picked up a bug at the office. It's nothing too serious.
Cám ơn. Tôi nghĩ tôi bị lây bệnh trong văn phòng. Không có gì nghiêm trọng.
- I'm sorry I'm late but my alarm clock didn't go off this morning. 
Tôi xin lỗi đã đến trễ vì đồng hồ báo thức đã không reng vào buổi sáng này.
- That's OK. We've only just started the meeting. 
Không sao. Chúng tôi chỉ mới bắt đầu buổi họp.

Thursday, November 24, 2011

Học tiếng Anh qua talkshow của Oprah Winfrey


Bạn có thể học tiếng Anh qua những đoạn Video Clips được lấy từ talkshow của Oprah Winfrey - một chương trình talkshow nổi tiếng nhất nước Mỹ và trên thế giới, cô còn là một tỷ phú nổi tiếng có nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới. Blog này sẽ cập nhật thường xuyên những video clip của cô nhằm giúp các bạn học tiếng Anh tốt hơn. Clip rất dễ nghe và thu hút.


Black Eyed Peas - I Gotta Feeling (live with Oprah)


Angelina Jolie on Ellen Degeneres [ Full Angelina Jolie on Ellen Degeneres [ Full Interview ]


Oprah Winfrey Show, February 21,2011


Wednesday, November 23, 2011

BOOKS AND IDIOMS


Xem hình

* What is a BOOK?
Books are on the bookshelves (nằm trên kệ sách).
A row of books (một hàng sách) is on each shelf.
Books need to be on your hand and made of paper (làm bằng giấy)
A book contains pages (trang).
The pages are bound (được giới hạn) between covers (a front one and a back one) (bìa).
There is a spine (gáy) of the book.
A hardback book has hard covers which can't bend easily. Otherwise, a paper book has soft covers which is bendable.
A page is also called a leaf. And I'm leafing through the book (lật sách).
.
                                           



Book Expression

to throw the book at someone means you are in serious trouble
                                 
Ex: The judge threatened to throw the book at me if I didn't stop insulting the police officer.
      Thẩm phán đã đe dọa sẽ nghiêm khắc trừng phạt tôi nếu tôi không thôi lăng mạ các nhân viên cảnh sát. 

* to be in someone's bad books: If you're in someone's bad books, they are not pleased with you.
ngược lại là: to be in someone's good books
Ex: - Make sure you don't get in the boss's bad books. If you do, he'll make life hell for you.
       Hãy chắc chắn rằng anh không khiến ông chủ không hài lòng về anh. Nếu anh làm thế, ông ta sẽ làm cho cuộc sống của anh trở thành địa ngục.
       - Better to stay in her good books.
         Tốt hơn là khiến cho cô ấy hài lòng.

* to turn over a new leaf: to change your behavior
Ex: Apparently he's turned over a new leaf and he's not drinking any more.
      Rõ ràng anh ta đã bắt đầu cư xử tốt hơn và anh ta không còn uống rượu nữa. 

* to speak volumes about someone / something: if something speaks volumes, it makes a situation very clear without the use of words
Ex: What we wear speaks volumes about our personality.
      Những điều chúng ta hứa cũng đã nói lên tính cách của chúng ta.

* to take a leaf out of someone's book: to behave or to do something in a way that someone else would
                       
Ex: You had better do it your way. Don't take a leaf out of my book. 
      Bạn nên làm theo cách của bạn thì hơn. Đừng bắt chước tôi.

* to do something by the book: to follow all the rules when you do something
Ex: Our lawyer is very good and he does everything by the book.
     Luật sư của chúng tôi rất giỏi và anh ta làm mọi việc theo nguyên tắc. 
Sưu tầm từ tienganh.com.vn