Thursday, July 12, 2007

Top ten funny quotes

TOP TEN FUNNY QUOTES

1) Robert Benchley
It took me fifteen years to discover I had no talent for writing, but I couldn't give it up, because by that time I was too famous.

2) Oscar Levant
What the world needs is more geniuses with humility, there are so few of us left.

3) Paul Merton
I'm always amazed to hear of air crash victims so badly mutilated that they have to be identified by their dental records. What I can't understand is, if they don't know who you are, how do they know who your dentist is?

4) Homer Simpson
You tried your best and you failed miserably. The lesson is 'never try'.

5) Jean Kerr
I'm tired of all this nonsense about beauty being only skin-deep. That's deep enough. What do you want - an adorable pancreas?

6) Steven Wright
If toast always lands butter-side down, and cats always land on their feet, what happens if you strap toast on the back of a cat and drop it?

7) Partick Moore
At my age I do what Mark Twain did. I get my daily paper, look at the obituaries page and if I'm not there I carry on as usual.

8) Groucho Marx
I don't care to belong to a club that accepts people like me as members.

9) Ellen DeGeners
You have to stay in shape. My grandmother, she started walking five miles a day when she was 60. She's 97 today and we don't know where the hell she is.

10) Elayne Boosler
I have six locks on my door all in a row. When I go out, I only lock every other one. I figure no matter how long somebody stands there picking the locks, they are always locking three.

Noun Function

Noun Functions

Xem hình

Noun Functions là những loại từ được sử dụng như danh từ (nouns), có nghĩa là có thể làm chủ từ (subjects), túc từ (objects) và bổ ngữ (complements). Chủ từ đứng đầu một câu hoàn chỉnh và làm chủ ngữ trong câu. Túc từ đứng sau tha động từ (Transitive Verbs) hoặc sau giới từ (Prepositions). Bổ ngữ đứng sau động từ nối (Linking Verbs) để thêm nghĩa cho chủ từ; hoặc sau một số động từ khác (VF9) để thêm nghĩa cho túc từ.

Noun Functions gồm những loại sau đây:
1. Nouns (danh từ)

Ví dụ 3 chức năng S-0-C của danh từ:

- The earth is round (danh từ làm chủ từ trong câu, VF3).
- We live on earth (danh từ làm túc từ của giới từ, VF1).
- We call the earth the green planet (danh từ "the green planet" bổ nghĩa cho "the earth", VF9).

2. Pronouns (đại từ)

Ví dụ:

- Who can live on air? (đại từ làm chủ ngữ, VF1).
- To save the earth is to save yourselves (đại từ làm túc từ, VF2).
- The earth is ours (đại từ làm bổ ngữ, VF3).

3. Gerunds (danh động từ): V-ing.

Ví dụ:

- Blogging is more and more popular (danh động từ làm chủ từ, VF3).
- I get addicted to surfing the Internet (danh động từ làm túc từ, VF3).
- My hobby is travelling (danh động từ làm bổ ngữ, VF3)

4. Noun phrases (nhóm danh từ): bao gồm 3 loại

4.1. to-inf hoặc V-ing phrases

Ví dụ:

- "To be or not to be" is a famous quote from Shakespears' writings (nhóm danh từ làm chủ từ, VF3).
- You can improve your English by listening to English songs in your free time (nhóm danh từ làm túc từ, VF2).
- It is our duty to prevent Vietnamese language from disappearing (nhóm danh từ làm bổ ngữ, VF3).

4.2. Whether/ If + to-inf

Ví dụ:

- Whether to cut down the on line schedule is my indecision (nhóm danh từ làm chủ từ, VF3).
- A good person never wonders whether to do good things (nhóm danh từ làm túc từ, VF2).
- My question is whether to write more English lessons or just tips in general (nhóm danh từ làm bổ ngữ, VF3).

4.3. Question word + to-inf

Ví dụ:

- What to do or how to do it is more important? (nhóm danh từ làm chủ từ, VF3).
- Good parents should tell their children how to treat each other well (nhóm danh từ làm túc từ, VF4).
- We are electing good people who to become our representatives (nhóm danh từ làm bổ ngữ, VF9).

5. Noun Clauses (mệnh đề danh từ): gồm 3 loại

5.1. That + VF

Ví dụ:

- That I need exercising and losing weight is urgent (mệnh đề danh từ làm chủ từ, VF3).
- The scientist said that the ozone layers are in danger (mệnh đề danh từ làm túc từ, VF2).
- The truth is that freedom is not free (mệnh đề danh từ làm bổ ngữ, VF3).

5.2. Whether/ If + VF

Ví dụ:

- Whether I'm good at English grammar concerns the audience, doesn't it? (mệnh đề danh từ làm chủ từ, VF3).
- Uncle Ho asked whether his voice was clear enough (mệnh đề danh từ làm túc từ, VF2).
- The clue is whether you are willing to learn new things (mệnh đề danh từ làm bổ ngữ, VF3).

5.3. Question word + VF

Ví dụ:

- Why a lot of teenagers get addicted to the Internet is easy to understand (mệnh đề danh từ làm chủ từ, VF3).
- Ask not what the country can do for you, ask what you can do for your country (mệnh đề danh từ làm túc từ, VF2).
- My concern is how you have enjoyed this lesson (mệnh đề danh từ làm bổ ngữ, VF3).

(Viết theo giáo trình biên soạn bởi Dr. Lee, trường Ngoại ngữ Không gian)

(Theo Blog Đan Quỳnh)

Verb Function



Verb Functions


Để viết và nói đúng tiếng Anh, bạn cần biết cách kết hợp các loại động từ khác nhau với cấu trúc câu. Trong bài này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách để viết các câu văn đúng dựa trên chức năng của động từ - Verb Functions (viết tắt là VF).

VF1: Subject + Intransitive Verb (S + VI)

Intransitive verbs (tự động từ) là những động từ mà tự bản thân đã có nghĩa, không cần bất kỳ một sự trợ giúp của các thành phần khác, ví dụ, to go, to agree,... Như vậy, bạn chỉ cần thêm chủ từ trước loại động từ này để tạo một câu văn đúng, ví dụ, I go; he agrees;..

VF2: Subject + Transivite Verb + Direct Object (S + VT + DO)

Transitive verbs (tha động từ) luôn luôn phải được đi cùng với một Direct Object (túc từ trực tiếp) để hoàn thiện ý nghĩa cho câu. Khi bạn thấy một động từ được ghi chú là VT trong từ điển, bạn cần phải thêm vào sau đó một túc từ. Ví dụ, bạn có thể nói tiếng Việt là "tôi học ở trường tiểu học", nhưng câu tiếng Anh không phải là "I learn at an elementary school", vì to learn là VT nên câu đúng phải là "I learn Vietnamese...", hoặc bạn nên dùng to attend (theo học) - "I attend an elementary school".

VF3: Subject + Linking Verb + Complement (S + VLK + C)

Linking Verbs (động từ nối) dùng để liên kết chủ từ và Complement (bổ ngữ). Điều này có nghĩa là, nếu không có động từ thì người đọc vẫn có thể hiểu được nghĩa của "câu". Ví dụ, I am a student, hoặc I - a student không có gì khác nhau. Nhưng "câu" thứ hai không thể là một câu hoàn chỉnh.

Bạn có thể nhận biết một động từ có phải là VLK hay không bằng cách thay thế bằng động từ "to be". Nếu việc thay thế này không ảnh hưởng đến nghĩa của câu thì động từ trong câu chính là VLK. Ví dụ, the class keeps silent cũng tương đương với the class is silent; nhưng a girl keeps a flower thì không có nghĩa là a girl is a flower.

Tuy nhiên, trong tiếng Anh cũng có một số động từ vừa là tự động từ, vừa là tha động từ, vừa là động từ nối, ví dụ, to grow (nghĩa lần lượt là mọc, trồng, trở nên). Vì vậy việc xác định loại động từ đóng vai trò rất quan trọng để hiểu được ý nghĩa của cả câu.

VF4: Subject + Transitive Verb + Direct Object + preposition + Indirect Object (S + VT + DO + prep + IO)

Cả Direct Object (túc từ trực tiếp) và Indirect Object (túc từ gián tiếp) đều chịu sự chi phối của động từ. Nhưng có thể hiểu nôm na DO chính là cầu nối giữa chủ từ và IO. Ví dụ, I give a book to my friend (tôi đưa quyển sách cho bạn tôi, như vậy, giữa tôi và bạn tôi là quyển sách)

Preposition dùng trong VF4 bao gồm "to" và "for". "To" được dùng phổ biến trong mọi trường hợp DO được chuyển thẳng tới IO, ví dụ, I write a letter to my friend (tôi viết thư gửi cho bạn tôi); còn "for" được sử dụng khi S làm giúp IO một việc gì đó, ví dụ, I write a letter for my grand mother (tôi viết dùm bà lá thư).

VF4 có thể được viết theo một cách khác: S + VT + IO + DO (trường hợp này không cần có preposition - giới từ). Tuy nhiên, trường hợp này sẽ không được áp dụng nếu DO là một Pronoun (đại từ). Ví dụ, I give my friend a book, chứ không nói I give my friend it

VF5: Subject + Verb + Direct Object + Bare Infinitive (S + V + DO + BI)

VF5 bao gồm 4 động từ: to have (buộc, nhờ), to help (giúp đỡ), to let (để cho), to make (làm). Đây đều là VT nên luôn phải có DO đi theo sau. Ví dụ, only you can help yourself learn VFs by heart.

VF6: Subject + Verb + Direct Object + Present Participle (S + V + DO + PP)

VF6 bao gồm 6 động từ: to catch (bắt gặp, bắt quả tang), to find (bặt gặp), to keep (buộc), to leave (bỏ mặc), to set (khởi động), to start (khởi động). Đây đều là VT nên luôn phải có DO đi theo sau. Ví dụ, the policemen caught the thief hiding in the garden.

VF7: Subject + Verb + Direct Object + Bare Infinitive/ Present Participle (S + V + DO + BI/PP)

VF7 bao gồm 10 động từ: to feel, to hear, to look at, to listen to, to notice, to observe, to see, to smell, to taste, to watch. To feel, to smell, to taste đều có nghĩa là cảm thấy. Tuy nhiên, nếu là xúc giác, bạn dùng to feel, tương tự - khứu giác, to smell; vị giác, to taste. Đây đều là VT nên luôn phải có DO đi theo sau. Ví dụ, I taste sugar melt/ melting in my tongue.

VF8: Subject + Verb + Direct Object + Adjective/ Past Participle (S + V + DO + Adj/PP)

VF8 diễn tả ý nghĩa thụ động (passive). Trong VF8 nếu người tác động vào DO không phải là chủ từ thì không được đề cập tới. Ví dụ, I left the door opened (tôi để cửa mở) hoặc I saw the door opened (tôi thấy cửa mở). VF8 được sử dụng phổ biến trong trường hợp thứ hai, ví dụ nói "tôi đi cắt tóc" không có nghĩa là tôi sẽ tự cắt tóc của tôi, mà phải yêu cầu một người nào đó cắt. Nếu biết chính xác đó là người nào, chúng ta dùng VF5, I will have my mother cut my hair. Nhưng nếu chỉ đi đến tiệm, rồi ai cắt cũng được, thì chúng ta dùng VF8 I will have my hair cut.

VF9: Subject + Verb + Direct Object + Object Complement (S + V + DO + OC)

VF9 bao gồm 8 động từ: to call (gọi), to make (buộc, khiến), to appoint (chỉ định), to assign (giao), to consider (xem như), to vote (bầu), to elect (bầu, chọn), to choose (chọn lựa), to designate (chỉ định).

Object Complement (bổ ngữ cho túc từ) dùng để làm rõ nghĩa hoặc bổ sung cho DO. Cả DO và OC đều chịu sự chi phối của động từ. Ví dụ, we chose him the class leader (chúng tôi bầu anh ấy làm lớp trưởng), I call my daughter Jerry (tôi gọi con gái tôi là Jerry).

VF10a: Subject + Verb + Gerund (S + V + V-ing)

VF10a bao gồm 17 động từ: to admit (nhận, thú nhận), to anticipate (mong chờ), to appreciate (cảm ơn), to avoid (tránh), to consider (cân nhắc), to delay (hoãn), to deny (phủ nhận), to dislike (không thích), to enjoy (thưởng thức), to finish (hoàn tất), to keep (tiếp tục), to mind (phiền), to miss (lỡ, hụt), to postpone (hoãn), to practice (thực tập), to risk (liều), to suggest (đề nghị).

Bạn cần lưu ý với động từ "to mind". Thông thường, người ta dùng động từ này để diễn tả lịch sự, ví dụ, do you mind opening the door for me? nếu dịch thoát nghĩa, câu này là "bạn vui lòng mở cửa dùm tôi", nhưng dịch "trơn", "bạn có phiền khi mở cửa cho tôi không?". Vì vậy, nếu bạn sẵn lòng làm việc đó, thì bạn phải trả lời "No, I don't mind."

VF10b: expression + Gerund (exp + V-ing)

Expressions bao gồm: to be/ get used to (quen với), to be/ get accustomed to (quen với), to object to (phản đối), to look forward to (mong đợi).

Cần phân biệt "to be used to" (quen với, chỉ thói quen, tùy theo thì của động từ to be) và "used to" (đã từng, chỉ thói quen trong quá khứ, bây giờ không còn nữa). Sau "used to", chúng ta dùng bare infinitive.

VF10c: go + Gerund (go + V-ing)

VF10c diễn tả hành động đi để làm việc gì đó, ví dụ go shopping (đi mua sắm), to go bowling (đi chơi bowling), to go camping (đi cắm trại),...

VF11a: Subject + Verb + to + Verb Function (S + V + to + VF)

VF11a bao gồm các động từ sau: to like, to hate, to love, to need, to have, to want, to intend, to expect, to try, to forget, to remember. Những động từ này được liên kết với một VF khác bằng giới từ "to". Ví dụ, I like to speak English hoặc she wants me to speak French.

VF11b: Subject + Verb + to be + Past Participle (S + V + to be + PP)

VF11b diễn tả ý nghĩa thụ động (to be + PP), vì vậy chỉ được áp dụng với PP của VT. Ví dụ, everybody wants to be loved.

VF11c: Subject + Verb + Gerund (S + V + V-ing)

VF11c có cấu trúc giống VF10a, nhưng diễn tả ý nghĩa thụ động (trong khi VF10a diễn tả ý nghĩa chủ động). VF11c bao gồm các động từ: to need, to merit, to be worth, to desire. Ví dụ, the book is worth reading (quyển sách này đáng để đọc).

VF12a: Subject + Verb Function + to/ in order to + Verb Function (S + VF + to/ in order to + VF)

Yêu cầu của VF12a là chủ từ phải đồng thời thực hiện cả hai hành động (VF). Ví dụ, tôi học chăm chỉ để làm vui lòng cha mẹ - I study hard to please my parents. Nhưng muốn nói tôi học chăm chỉ để cha mẹ tôi vui lòng thì ta phải dùng conjunction (liên từ), thay vì preposition (giới từ), I study hard so that my parents could be pleased.

VF12b: Subject + Verb Function, Verb Function,... (S + VF, VF,...)

VF12b dùng để liệt kê những hành động xảy ra liên tiếp nhau (consecutive actions), hành động này nối tiếp hành động trước. Ví dụ, she gets up. brushes her teeth, washes her face, exercise, cooks breakfast, eats it with her parents, dresses up and goes to work.

VF12c: Subject + Verb Function, Gerund (S + VF, V-ing)

VF12c dùng để diễn tả những hành động cùng xảy ra đồng thời (simultaneous actions). Ví dụ, he lies down on the sofa, watching movies.

VF13: Subject + Modal + Verb Function (S + Modal + VF)

VF13 cho phép chúng ta kết hợp tất cả các VF đã liệt kê ở trên với Modals (động từ khiếm khuyết).

(Viết theo giáo trình của Dr. Lee, trường Ngoại ngữ Không gian, TP HCM)

(Theo Blog Đan Quỳnh)

Tu loai trong tieng Anh (the Parts of Speech)


Từ loại trong tiếng Anh
Từ loại trong tiếng Anh
(the Parts of Speech)


Đa số người Việt Nam không thấy được sự quan trọng của từ loại trong tiếng Anh, đơn giản vì trong tiếng Việt, chức năng của từ không có ý nghĩa quyết định trong cấu trúc câu. Chắc hẳn ít người Việt gọi đúng chức năng của từ "cẩn thận" trong hai câu "tôi rất cẩn thận" và "tôi lái xe rất cẩn thận"?? Vì chúng được viết y như nhau trong tiếng Việt

Nhưng nếu bạn muốn viết đúng tiếng Anh, bạn phải xác định được từ thứ nhất là tính từ - I am very careful (vì đứng sau động từ "to be"), từ thứ hai là trạng từ - I drive very carefully (bổ nghĩa cho động từ thường).



Bạn thử đọc câu "tiếng Anh" này xem có hiểu gì không nhé?

don't have only is my but all the community is use Vietnamese on the Opera there will must thank you!

Tôi hiểu câu này (một cách khó khăn) vì tôi là người Việt

không phải chỉ mình tôi mà cả cộng đồng đang sử dụng tiếng Việt trên Opera sẽ phải cám ơn bạn!

Nếu một người ở một nước nói tiếng Anh mà hiểu được câu này thì có lẽ người đó phải có gốc Việt Nam Nếu bạn không tin tôi, bạn có thể hỏi anh Joe - anh Tây giỏi tiếng Việt hơn cả... tôi - xem anh ấy có hiểu nổi câu trên không nhé Vì sao ư? Tư duy của người phương Đông khác với người phương Tây mà Vì thế, để nói đúng tiếng Anh, trước tiên bạn cần phải hiểu rõ chức năng của từng loại từ trong câu, để không dịch từng từ sang tiếng Anh như người bạn của chúng ta

1. Danh từ (noun)

Danh từ được sử dụng để gọi tên người và sự vật.

Danh từ được dùng làm chủ từ (subject), túc từ (object) hoặc bổ ngữ (complement) trong câu (bạn xem thêm post Verb Functions nhé).

2. Mạo từ (article)

Mạo từ dùng để giới thiệu một danh từ.

Có hai loại mạo từ: mạo từ bất định (indefinite article) và mạo từ xác định (definite article). Mạo từ bất định được sử dụng trước danh từ đếm được số ít. Khi đề cập tới một người hoặc sự việc cụ thể thì bạn phải dùng với mạo từ xác định, không phân biệt số ít hay số nhiều, đếm được hay không đếm được.

Mạo từ bất định có hai hình thức: "A" và "AN". "A" được dùng trước một danh từ bắt đầu bằng phụ âm; "AN" trước một danh từ bắt đầu bằng nguyên âm. Lưu ý, việc xác định phụ âm hay nguyên âm là dựa trên các phát âm (phonetic) chứ không phải chữ cái (alphabet). Ví dụ, từ "university", mặc dù "U" là một nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Anh, nhưng lại được phát âm là /ju/ trong từ này, nên chúng ta phải dùng "A" trước đó: a university.

Mạo từ xác định "THE" có hai cách phát âm: /ðə/ trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm; /ði/ trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm.

3. Đại từ (pronoun)

Đại từ dùng để thay thế danh từ nhằm tránh lặp lại danh từ.

Tiếng Anh có các loại đại từ: nhân xưng (personal), sở hữu (possessive), phản thân (reflexive), chỉ định (demonstrative), bất định (indefinite), quan hệ (relative), nghi vấn (interrogative).

Đại từ cũng đóng vai trò chủ từ, túc từ và bổ ngữ trong câu.

4. Tính từ (adjective)

Tính từ dùng để bổ nghĩa cho những từ tương đương với danh từ và được đặt trước danh từ.

Nếu dùng past participle (V-ed) hoặc present participle (V-ing) như tính từ thì V-ed để diễn tả trạng thái bị động, và V-ing diễn tả trạng thái chủ động.

Ví dụ: your blog is interesting, so I'm interested in reading it.

Tôi muốn dừng lại ở đây một chút để phân tích sự khác nhau giữa "another" và "other" (một thắc mắc từ rất nhiều học viên của tôi).

"Another" là sự kết hợp của "AN" và "OTHER". Như vậy, nếu là tính từ, "another" chỉ có thể bổ nghĩa cho một danh từ số ít và chưa xác định (an indefinite singular noun). Nếu muốn bổ nghĩa cho danh từ không đếm được, danh từ xác định hoặc danh từ số nhiều, bạn nhất thiết phải dùng "other". Nếu dùng "another" và "other" như đại từ (để thay thế danh từ), thì "other" hoặc phải dùng với mạo từ xác định (the other) hoặc phải ở hình thức số nhiều (others).

5. Động từ (verb)

Động từ dùng để diễn tả hành động. Bạn xem post Verb Functions về các loại động từ trong tiếng Anh.

6. Trạng từ (adverb)

Trạng từ được dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, một trạng từ khác hoặc cả câu.

Tiếng Anh có các loại trạng từ chỉ: thói quen (frequency), mức độ (degree), trạng thái (manner), nơi chốn (place), thời gian (time), nguyên nhân (cause or reason), mục đích (purpose), nhượng bộ (concession), điều kiện (condition), kết quả (result).

Lưu ý: trạng từ chỉ mức độ (adverb of degree) dùng để bổ nghĩa cho tính từ hoặc một trạng từ khác. Ví dụ: very, extremely, quite, rather,... Như vậy, nếu bạn muốn nói " tôi rất thích đọc blog của người khác", thì bạn phải chuyển sang tiếng Anh là "I like to read others' blogs very much", chứ bạn KHÔNG thể nói "I very like...".

7. Giới từ (preposition)

Giới từ là từ giới thiệu một túc từ, và tạo nên một cụm từ (phrase). Như vậy, đi sau giới từ bắt buộc phải là một danh từ hoặc từ tương đương với danh từ. Ví dụ, nếu muốn nói "tôi thích đọc blog của người khác" thì tiếng Anh là "I'm interested in reading others' blogs" (reading là hình thức danh động từ - Gerund).

Cụm từ có thể đóng vai trò là tính từ (adjective phrase) nếu bổ nghĩa cho một danh từ (hoặc từ tương đương danh từ). Nếu bổ nghĩa cho một câu, cụm từ sẽ đóng vai trò trạng từ (adverb phrase).

8. Liên từ (conjunction)

Liên từ được dùng để liên kết hai từ, hai cụm từ, hoặc hai câu (mệnh đề).

Có hai loại liên từ: liên kết (coordinating) và chính phụ (subordinating).

Liên từ liên kết dùng để diễn tả sự thêm vào (addition), sự chọn lựa (choices), hoặc sự tương phản (contrast).

Liên từ chính phụ chỉ dùng để nối hai mệnh đề. Khác với liên từ liên kết - nối hai mệnh đề độc lập (independent clauses), liên từ chính phụ nối hai mệnh đề phụ thuộc (dependent clauses). Liên từ chính phụ bao gồm các loại: chỉ trạng thái (manner), nơi chốn (place), thời gian (time), nguyên nhân (cause or reason), mục đích (purpose), nhượng bộ (concession), điều kiện (condition), kết quả (result).

----------

Như vậy, câu ví dụ đầu tiên sẽ phải được viết bằng tiếng Anh như thế nào? Thật ra, đại ý của câu đó là "chúng tôi sẽ phải cám ơn bạn". Do đó, cần phải sử dụng một liên từ liên kết để nối hai chủ từ (tôi và cộng đồng người Việt trên Opera). Ngoài ra, động từ "phải" trong câu trên chỉ nhằm diễn tả việc chúng ta sẽ làm, chứ không có nghĩa là một bổn phận, nghĩa vụ,... nên không cần sử dụng "must" hay "have to". Bạn thử viết lại câu đó nhé.



(Theo Blog Đan Quỳnh)

Top ten beautiful sentences

TOP TEN BEAUTIFUL ENGLISH SENTENCE
(1) I love you not because of who you are, but because of who I am when I am with you.
(2) No man or woman is worth your tears, and the one who is, won''t make you cry.
(3) The worst way to miss someone is to be sitting right beside them knowing you can''t have them.
(4) Never frown, even when you are sad, because you never know who is falling in love with your smile.

(5) To the world you may be one person, but to one person you may be the world.   
(6) Don''t waste your time on a man/woman, who isn''t willing to waste their time on you.

(7) Just because someone doesn''t love you the way you want them to, doesn''t mean they don''t love you with all they have.

(8) Don''t try so hard, the best things come when you least expect them to.

(9) Maybe God wants us to meet a few wrong people before meeting the right one, so that when we finally meet the person, we will know how to be grateful.

(10) Don''t cry because it is over, smile because it happened.

Top ten love quotes

TOP TEN LOST LOVE QUOTES


1) Washington Irving
Love is never lost. If not reciprocated, it will flow back and soften and purify the heart.
2) Otomo No Yakamochi
Better never to have met you in my dream than to wake and reach for hands that are not there.
3) Anonymous
Love begins with a smile, grows with a kiss, and ends with a teardrop.
4) Jean Anouilh
There is love of course. And then there's life, its enemy.
5) Alfred Lord Tennyson
'Tis better to have loved and lost than never to have loved at all.
6) Kahlil Gibran
Ever has it been that love knows not its own depth until the hour of separation.
7) Margaret Mitchell
I was never one to patiently pick up broken fragments and glue them together again and tell myself that the mended whole was as good as new. What is broken is broken -- and I'd rather remember it as it was at its best than mend it and see the broken places as long as I lived.
8) G. K. Chesterton
The way to love anything is to realize that it might be lost.
9) Samuel Butler
It is better to have loved and lost than never to have lost at all.
10) Socrates
The hottest love has the coldest end.

Hoc tieng Anh voi Google

Học tiếng Anh với Google

Bài viết dưới đây tham khảo từ Trung tâm ngôn ngữ thuộc Đại học Stanford viết về cách sử dụng Google để nâng cao khả năng viết tiếng Anh.

Tự biên tập khi học viết: Viết là một kỹ năng rất khó đòi hỏi sự kiên trì và luyện tập thường xuyên. Sau khi hoàn thành một bài viết, bạn muốn biết bạn mắc lỗi ngữ pháp hay cách chọn từ ở đâu. Cách thứ nhất, bạn gửi đến thầy cô giáo hướng dẫn của mình, như thế ai đó đã làm giúp bạn chỉnh sửa lại bài viết rồi. Một lựa chọn khác, khi bạn phải tự mình biên tập lại, hãy nhớ đến Google như một người bạn luôn sát cánh bên bạn đấy!

Ví dụ, giả sử rằng khi bạn vừa hoàn thành xong bài viết, trong đó có một câu mà bạn cảm thấy chưa chắc chắn: “In the first part I discuss the Einstein’s theory.” (Trong phần đầu tiên, tôi bàn về thuyết Einstein)

Bây giờ chúng ta băn khoăn không biết có phải là:

1- “in first part” hay là “in a first part” hay “in the first part”? 2- “I discuss” hay “I will discuss”? 3- “the Einstein’s theory” hay “Einstein’s theory”

Chúng ta sẽ thử kiểm tra qua Google nhé!

“in first part” – 52.000 “in a first part” – 114.000 “in the first part” – 1.210.000

Các con số kết quả tìm được đều rất lớn chứng tỏ việc sử dụng phổ biến những cụm từ này khi viết. Tuy nhiên, trong số đó “in the first part” rõ ràng có mức phổ biến lớn hơn rất nhiều hai trường hợp còn lại.

Thêm nữa, để giúp bạn tự tin hơn về quyết định có chọn cách viết “in the first part” hay không, hãy click chuột vào phiên bản “cached” trong trang kết quả tìm được. Khi đó, bạn có thể xác nhận thêm rằng nguồn tài liệu đó từ đâu đến, và cụ thể hơn là cụm từ bạn tìm kiếm sẽ được tô đậm trong trang đó. Như thế, bạn sẽ có cơ sở để tin tưởng rằng cách dùng như vậy là hợp lý và chính xác nhất.

Trong trường hợp thứ hai, câu hỏi được đặt ra là bạn nên dùng thì tương lai “will” hay không?

“I discuss” – 1.240.000 “I will discuss” – 1.060.000

Ồ, trong trường hợp này, thật khó để nói. Vậy ta phải làm sao? Bạn có thể tìm kiếm kết qủa cho cả cụm từ:

“In the first part I discuss” – 3.530 “In the first part I will discuss” – 6.090

Dựa vào kết quả bổ sung này, các bạn có thể tin tưởng hơn với cách dùng thứ hai vì lượng kết quả tìm được gần gấp đôi.

Đến trường hợp thứ 3: Bạn có nên dùng chữ mạo từ “the” hay không?

“the Einstein’s theory” – 1.960 “Einstein’s theory” – 475.000

Dựa vào sự chênh lệch quá lớn này, bạn có thể tự tin rằng cách viết thứ hai là chính xác. Đồng thời, từ đây, bạn cũng có thể rút ra một quy luật chung cho những cấu trúc tương tự.

Lý giải kết quả tìm được:

Một điều thú vị là nếu bạn thử tìm qua Google với những từ và cấu trúc câu mà theo các cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh cơ bản thì “là sai ngữ pháp”, thế nhưng Google vẫn tìm thấy.

Ví dụ tìm “I be happy” (cấu trúc câu đúng là “I am happy”) bạn có thể sẽ ngạc nhiên vì số lượng kết qủa là 155.000 lượt. Trong đó, những kết quả liệt kê lên đầu tiên sẽ là “Will I be happy”, “How can I be happy”, “Should I be happy” và những cấu trúc tương tự. Có thể chúng là những trường hợp mà cách sử dụng “ I be happy” được chấp nhận, nhưng bạn không có đủ thời gian để lướt qua hàng trăm trang web để tìm ra đâu là cách sử dụng đúng.

Để tránh trường hợp này, bạn có thể thêm vào một từ, hoặc một cụm từ để “bắt” cụm từ bạn đang kiểm tra trở thành phần đầu tiên của một câu. Bạn thêm vào cụm từ “I said” nhé rồi tìm kiếm cả cụm từ: (sau đó, bạn có thể tự mình kiểm tra bằng cách thêm cụm từ khác, ví dụ “I know” chẳng hạn)

“I said I be happy” – 2 “I said I am happy” – 516

Sự chênh lệch lớn này sẽ giúp bạn có quyết định lựa chọn của mình.

Còn trong trường hợp nhầm lẫn giữa danh từ đếm được và danh từ không đếm được thì sao? Đây là điểm khá thú vị. Lấy ví dụ với từ “equipment”. Đây là một danh từ không đếm được nên dạng số nhiều của nó “equipments” là không hợp lý. Thế nhưng khi bạn thử tìm trên Google thì kết quả như sau:

“equipment” – 542.000.000 “equipments” – 14.000.000

14.000.000 kết quả cho “equipments”! Đó cũng là một con số rất lớn! Tuy nhiên nếu bạn vào phần “Cached” sẽ thấy 4 kết qủa đầu tiên là những trang web từ Trung Quốc, Đài Loan và Ấn Độ, kết qủa thứ 5 là từ Canada. Như thế ta có thể suy đoán rằng “equipments” có lẽ được chấp nhận trong tiếng Anh của người Ấn. Nhưng nếu bạn là người học Anh ngữ của người Anh hay người Mỹ thì đừng dùng như vậy nhé!

Ngoài ra, Google còn giúp chúng ta nhiều chức năng ngôn ngữ khác như tra từ điển; giúp những dịch giả chuyên nghiệp kiểm tra và sáng tạo ra những khái niệm tương đương giữa hai nền văn hóa khác nhau qua việc tìm kiếm bằng hình ảnh và nhiều chức năng khác nữa.

Và để kết thúc bài viết này, tôi cũng xin nhắc lại một lần nữa Google không thể giúp bạn làm được tất cả. Tính chính xác về ngôn ngữ của Google chỉ là tương đối. Bạn vẫn cần phải kết hợp với những cuốn sách giáo khoa Anh ngữ chính thống. Chúc các bạn thành công trong quá trình học tiếng Anh của mình!

(Theo Tuổi trẻ)